Sunday 21 October 2018

Các loại tháp giải nhiệt cơ bản

Với sự phát triển của ngành công nghiệp thông minh người ta không thể không nhắc tới tháp giải nhiệt. Chúng đóng một vai trò rất quan trọng trọng giai đoạn hiện nay. Khách hàng nên đi sâu và tìm hiểu xem có các loại tháp giải nhiệt nào để đưa ra được quyết định mua hàng thông minh nhất cho đơn vị mình.
Tham khảo: So sánh tháp giải nhiệt tự nhiên và tháp giải nhiệt công nghiệp



Dựa vào tính năng và thiết kế mà người ta có những cách phân loại tháp giảm nhiệt cơ bản.

Phân loại theo hình dáng thiết kế

Tháp giải nhiệt vuông: thường có cấu trúc hình khối, đơn giản và dễ dàng lắp đặt tại các công trường.

Tháp giải nhiệt tròn: chủ yếu được dùng trong ngành công nghiệp lạnh, ép nhựa và có thể dễ dàng lắp đặt, giá thành phải chăng.

Phân loại theo nguyên lí hoạt động

Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên (hay còn được gọi là tháp hypebol). Vỏ tháp kết cấu chủ yếu bằng bê tông, chiều cao khoảng 200m để dùng cho những chỗ có nhu cầu nhiệt lớn. Chúng còn được chia ra làm hai loại nhỏ theo cấu tạo dòng chảy.


Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên dòng ngang: không khí được hút dọc theo nước đang rơi và khối đệm đặt bên ngoài tháp. Ưu điểm là tốc độ khí ra cao hơn khí vào từ 3 đến 4 lần. Nhược điểm là quạt và bộ điều khiển của động cơ cần chống được các điều kiện về thời tiết, độ ẩm vì chúng đặt trong đường khí ẩm.

Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên dòng ngược: không khí được hút qua khí đang rơi, khối đệm được đặt trong tháp. Nước nóng đi vào ở phần trên, không khí đi vào ở phần đáy và ra ở trên.

Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học

Các loại tháp giải nhiệt cơ bản có các quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong nước. Nước chảy xuống bề mặt các khối đệm, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí. Tỷ lệ giải nhiệt phụ thuộc rất nhiều vào thông số như: đường kính quạt, tốc độ hoạt động, khối đệm trợ lực.

Tháp có dải công suất rất rộng nên có thể xây tại các nhà máy hoặc cánh đồng. Có rất nhiều tháp được xây dựng nối với nhau gồm từ 2 tháp riêng trở lên được gọi là các “ô”. Tháp nhiều ô có thể theo hàng, hình vuông hoặc hình tròn tùy theo bộ phận lấy khí vào đặt ở cạnh hay đáy ô.

Dựa theo cơ chế tuần hoàn nguồn nước

Theo cơ chế này người ta phân chia thành 3 loại: tháp không tuần hoàn, tháp tuần hoàn kín, tháp tuần hoàn hở.


Tháp giải nhiệt không tuần hoàn: thiết bị lấy nước từ những nơi có trữ lượng dồi dào như sông, hồ. Lượng nước này sau đó không được tái sử dụng nên cần lấy từ những nguồn nước rẻ để tiết kiệm chi phí đầu vào.

Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín: loại tháp này không bỏ nguồn nước sau khi làm mát như loại tháp không tuần hoàn. Chúng luôn giữ một lượng nước cố định trong đường ống.

Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở: người ta sử dụng tháp này khá phổ biến trong công nghiệp. Nước tuần hoàn bị hao hụt do bay hơi nên sẽ liên tục cung cấp bù bằng một lượng tương đương nên chất lượng sẽ thay đổi liên tục. Tháp kết cấu hở nên trong quá trình vận hành người dùng có thể kiểm tra thường xuyên để vệ sinh tránh tắc nghẽn.

Tham khảo: Cách chọn bơm tháp giải nhiệt

Trên thị trường có rất nhiều đơn vị kinh doanh các loại tháp giải nhiệt với thiết kế, nguyên lý khác nhau. Dù là loại tháp nào thì đây cũng là thiết bị hữu ích cho các ngành công nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, người dùng cần nắm được cách phân loại này để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

No comments:

Post a Comment