Wednesday, 12 September 2018

Phải làm gì khi tháp giải nhiệt bị ăn mòn?

Sau một thời gian hoạt động, nếu người dùng không chú ý để vệ sinh cho tháp giải nhiệt sẽ khiến tháp gặp rất nhiều vấn đề rắc rối. Một trong số đó là hiện tượng tháp giải nhiệt bị ăn mòn.
Tham khảo: 4 vấn đề về bảo dưỡng tháp giải nhiệt
Vậy tháp giải nhiệt bị ăn mòn là như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến hiệu quả làm việc của tháp cũng như cách xử lý dứt điểm tình trạng này là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tháp giải nhiệt sau 1 thời gian sẽ bị cáu căn và ăn mòn
Tháp giải nhiệt sau 1 thời gian sẽ bị cáu căn và ăn mòn
Tháp giải nhiệt bị ăn mòn là kết quả của quá trình phản ứng hóa học hoặc điện hóa của kim loại với môi trường xung quanh nó gây nên.

Các dạng ăn mòn thường gặp

Hiện tượng tháp giải nhiệt bị ăn mòn có thể kể đến một vài nguyên nhân như: Do nguồn nước trong tháp giải nhiệt luôn tiềm ẩn các nhiều chất gây nên quá trình ăn mòn kim loại như CO2 hòa tan, hơi axit hữu cơ. Cộng thêm quá trình sử dụng tháp giải nhiệt, người dùng sử dụng hóa chất vào mục đích bảo trì hệ thống không hợp lý đã khiến lượng hóa chất này có cơ hội tồn dư trong tháp và gây nên hiện tượng ăn mòn theo thời gian.
Có 3 dạng ăn mòn tháp giải nhiệt mà người dùng thường thấy là ăn mòn đều, ăn mòn rỗ và ăn mòn tiếp xúc. Trong đó, ăn mòn đều là loại ăn mòn xuất hiện trên toàn bộ bề mặt kim loại. Ăn mòn rỗ là xuất hiện chỉ ở khu vực nhỏ của kim loại, ăn mòn rỗ có thể gây xuyên thủng kim loại trong thời gian ngắn. Ăn mòn tiếp xúc xuất hiện khi hai kim loại khác nhau tiếp xúc nhau, kim loại hoạt động nhiều hơn sẽ bị ăn mòn nhanh chóng hơn.

Ảnh hưởng của hiện tượng ăn mòn đến hiệu quả hoạt động của tháp

Dù là tháp giải nhiệt tròn hay vuông, tháp giải nhiệt Tashin hay tháp giải nhiệt Liang Chi, khi đã bị ăn mòn thì đều ảnh hưởng đế hiệu quả  hoạt động và tuổi thọ của tháp. Cụ thể:
- Khi tháp giải nhiệt bị ăn mòn sẽ làm giảm khả năng truyền nhiệt
- Dòng chảy do bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ đường ống, van, lọc,… Ngoài ra, sự hao mòn do ăn mòn của các bộ phận chuyển động như bơm, trục, cánh quạt, phốt… có thể hạn chế hoạt động của thiết bị. Do đó, hiệu suất trao đổi nhiệt và năng lượng cũng bị suy giảm.
Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài chẳng những khiến công việc của các xưởng sản xuất bị đình trệ mà các chi tiết máy và thiết bị cũng bị hao tổn nặng. Do đó, người dùng cần sớm tìm cách kiểm soát sự ăn mòn này.
Tham khảo: Vì sao cần giải quyết dứt điểm rong rêu trong tháp giải nhiệt

Biện pháp kiểm soát sự ăn mòn hệ thống giải nhiệt 

Biện pháp kiểm soát sự ăn mòn hệ thống giải nhiệt nên được tiến hành đồng thời với quá trình bảo dưỡng tháp. Người dùng có thể tìm mua các hóa chất tẩy rửa chuyên dụng cho tháp giải nhiệt để:
+ Tạo kết tủa: sử dụng chất ức chế phản ứng với ion hóa trị II để tạo một lớp màng bảo vệ trên bề mặt kim loại, đồng thời làm ngưng quá trình ăn mòn kim loại.
+ Thụ động hóa: Chất ức chế sẽ tạo một lớp màng Oxit để bảo vệ bề mặt kim loại chống ăn mòn.
+ Hấp thụ: Chất ức chế dễ hấp thụ trên bề mặt kim loại
+ Loại bỏ: Loại bỏ các tác nhân gây ăn mòn hệ thống như xử lý nguồn nước bẩn, giải quyết dứt điểm rong rêu bán dính trong tháp,...  Điều này sẽ làm giảm đáng kể các tác nhân gây nên hiện tượng ăn mòn của tháp giải nhiệt.
Vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ cho tháp giải nhiệt chính là biện pháp an toàn, hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng tháp giải nhiệt nước bị ăn mòn. Mọi thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ tới số hotline 0972 882 886 - 0912 370 282 để được tư vấn giải đáp nhanh chóng, miễn phí.

No comments:

Post a Comment